Tử cung là một trong những cơ quan sinh dục của phụ nữ có hình như quả lê, với 7,5cm chiều dài; 5cm chiều rộng và 2,5cm chiều sâu.
Theo thống kê có khoảng 0,1 - 3,2% phụ nữ có bất thường ở tử cung. Nó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như quá trình chuyển dạ. Do đó nếu được phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường ở tử cung, người phụ nữ nên khám để theo dõi và tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.
Các trường hợp bất thường ở tử cung:
Không có tử cung: Trường hợp này người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai được.
Tử cung đôi: Có thể có hai tử cung trong tiểu khung. Chúng có thể chung nhau một âm đạo hoặc mỗi tử cung có một âm đạo riêng biệt. Nếu chức năng của một trong hai tử cung vẫn hoàn toàn bình thường thì người phụ nữ vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, hai tử cung này hiếm khi cùng phát triển hoàn thiện, do đó cần khám và đánh giá chức năng của mỗi tử cung. Đa phần các trường hợp này được cắt bỏ một tử cung bị thoái hoá, chỉ giữ lại tử cung hoàn thiện.
Tử cung có vách ngăn: Là loại dị dạng tử cung thường gặp nhất (chiếm khoảng 40%). Những trường hợp này có thể phát hiện nhờ siêu âm, chụp X-quang, soi ổ bụng. Hai tử cung có thể dính với nhau bằng một vách ngăn không hoàn toàn, hoặc vách ngăn hoàn toàn. Nếu tử cung có vách ngăn, có thể người phụ nữ sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình thụ thai. Những trường hợp khác, tuy vẫn có thể thụ thai nhưng lại có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong tử cung người mẹ. Do đó, khi phát hiện thấy tử cung có vách ngăn, người bệnh thường cần phẫu thuật để tạo hình dáng bình thường cho tử cung.
Tử cung một sừng: Trường hợp này tử cung chỉ có một buồng trứng và một vòi trứng nên người phụ nữ có thể gặp khó khăn hơn khi mang thai.
Tử cung nhi tính: Đây là trường hợp tử cung kém phát triển, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như: cơ thể phát triển không hài hoà, thiếu sự trưởng thành của nhiều chức năng, bất thường về gene, do rối loạn nội tiết (như suy tuyến giáp, suy thùy trước tuyến yên)... Những phụ nữ có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo, do đó không mang thai được. Còn những người có buồng trứng hoạt động bình thường thì vẫn có thể có con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Đối với các trường hợp bị sảy thai, đến nay chưa có kết luận chính xác về nguy cơ sảy thai khi tử cung mẹ không bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy người mẹ có bất thường ở tử cung thì tỷ lệ sảy thai sẽ cao hơn, trong đó, tử cung có vách ngăn chiếm tỷ lệ sảy thai cao nhất.
Trong suốt thai kỳ, tử cung bất thường khiến người mẹ phải đối mặt với nhiều rắc rối sức khỏe hơn, nhất là trong quá trình chuyển dạ. Nếu tử cung co lại, người mẹ cũng dễ bị chuyển dạ sớm vì thai nhi không có đủ diện tích để phát triển, trọng lượng thai nhi sẽ kéo căng tử cung mẹ, kích thích cơn chuyển dạ sớm. Với tử cung bất thường, ngôi thai dễ bị ngược hơn. Vì thế, khả năng sinh mổ của người mẹ cũng cao hơn.
Tóm lại, nếu được phát hiện những bất thường ở tử cung, người phụ nữ nên được các bác sĩ sản phụ khoa khám theo dõi, tư vấn và có chỉ định điều trị thích hợp để tránh những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản cũng như quá trình mang thai và chuyển dạ, bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Theo BS Thu Lan Sức khỏe và Đời sống
Trong 9 tháng thai kì, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng quyết định an toàn sức khỏe của mẹ và em bé. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn; dùng nhiều trái cây, các loại hạt; uống sữa…
Câu hỏi số 149: toi co thac mac muon hoi nhu sau,toi lay chong va da co mot dua con khoang 27 thang tuoi roi va bay gio toi muon sinh chau nua.