Hầu hết phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là vào cuối thai kì đều mắc phải hiện tượng nứt, rạn da ở vùng bụng, đùi, mông, ngực…
Thông thường chứng rạn da sẽ tồn tại và phát triển cho đến khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách điều chỉnh sinh hoạt và có chế độ chăm sóc da phù hợp trong thai kỳ sẽ có thể hạn chế chứng rạn da này.
Nguyên nhân làm rạn da
Nguyên nhân hình thành nên những vết rạn này là do trong thời gian mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột ở một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da. Vì vậy, da bạn sẽ dễ có vết rạn nếu:
- Tăng cân quá nhanh.
- Mang thai song sinh hay sinh ba.
- Thai quá to.
- Bạn có nhiều nước ối.
Biện pháp hạn chế chứng rạn da
Lưu ý trong ăn uống
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để tăng trọng lượng cơ thể một cách đều đặn. Việc ăn uống có lợi cho sức khỏe và ăn với số lượng vừa phải sẽ tốt hơn cho cơ thể, vì như thế sẽ không làm trọng lượng cơ thể tăng quá mức gây ra hiện tượng rạn da.
Hằng ngày cung cấp các vitamin cần thiềt cho cơ thể. Vitamin giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tích hợp sự hidrat hóa cho da của bạn và ngăn ngừa những tác hại của môi trường ngoài không tốt cho cơ thể. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B như các loại thực phẩm dạng hạt nguyên, kể cả gạo, mì, kê, ngũ cốc, lạc, vừng, đậu đỗ, rau lá xanh thẫm, chuối, lê, thịt gà, cá hồi, sữa pho mát…; nhiều vitamin C rất tốt cho da như: chanh, cam, cà chua, khoai tây, hoa cải…; vitamin D có nhiều trong sữa.
Nên uống nước ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để giữ làn da mịn màng. Tốt nhất bạn nên uống nước lọc, uống làm nhiều lần và thường xuyên trong ngày. Lưu ý trong luyện tập thể dục
Tập luyện thể dục ít nhất một lần mỗi tuần, không nên tập luyện quá 15 phút cho mỗi lần tập. Trong quá trình tập luyện, nên cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp trọng lượng cơ thể không tăng vượt mức. Nhưng không vì thế mà ép buộc cơ thể phải tập luyện quá sức, nếu bạn bắt đầu cảm thấy hoa mắt, hay mệt trong khi tập luyện thì bạn hãy ngừng ngay việc tập luyện lại và nên đến gặp bác sĩ là cách tốt nhất.
Massage cho da của bạn
Thường xuyên massage nhẹ nhàng những vùng trên cơ thể mà bạn không muốn xuất hiện chứng rạn da này.
Dùng mĩ phẩm chống khô nứt da
Có thể sử dụng các loại mỹ phẩm chống khô nứt da để hạn chế hiện tượng này bằng cách, giúp tăng cường tính đàn hồi cho da. Các bà mẹ nên tìm hiểu và sử dụng các loại kem bôi dưỡng da ngăn ngừa vết rạn đặc chế dành cho thai phụ và tuyệt đối an toàn với thai nhi. Tuy nhiên, với những người đã có yếu tố cơ địa cộng với thai phát triển nhanh, đa phần vẫn bị những vết rạn này.
Sau khi sinh vết rạn sẽ thế nào?
Sau khi sinh khoảng 6 - 12 tháng, các vết sạm sẽ nhạt dần và từ từ đổi màu sáng hơn vùng da xung quanh (màu sắc sẽ tuỳ thuộc vào màu da của bạn), nhưng cảm giác khi sờ vết rạn thì không thay đổi. Các phương pháp điều trị rạn như bằng máy siêu mài mòn hay tia laser thực chất chỉ làm cho vết rạn đổi màu sáng hơn, chứ không thể làm cho da trở lại như trước được trừ khi bạn dùng phương pháp phẫu thuật thay thế vùng da rạn. Vì thế, bạn cần xác định tư tưởng không nên hy vọng quá nhiều vào các phương pháp như quảng cáo và tự tin chấp nhận những vết rạn.
Sau sinh, bạn nên đi khám để biết chính xác tình trạng rạn da của bạn, bác sĩ da liễu sẽ có những chỉ định cụ thể để bôi thuốc làm làm cho vết rạn mờ đi và nhỏ hơn. Theo Mang thai
Khoảng khắc cất tiếng khóc trào đời của em bé đầu tiên năm 2025 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Câu hỏi số 105:Tôi nhóm máu B,Rh- và đang mang thai 32 tuần,theo thông tin được biết thì sinh con đầu lòng ko nguy hiểm nhưng tôi đã bị sẩy thai 1 lần thì có nguy hiểm không.