Phát hiện sớm khối u vú nhờ chụp X - quang

Ngay cả khi chưa sờ thấy khối u, cục ở vú thì chục X - quang tuyến vú cũng có thể phát hiện những mầm mống còn rất nhỏ này.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ sau tuổi 50 cần chụp X - quang tuyến vú định kỳ để phát hiện nguy cơ.

Phát hiện khối u   Thời gian gần đây, chị Phương Minh (45 tuổi ở Đại An, Hà Đông, Hà Nội) thỉnh thoảng lại thấy đau nhói ở vú bên phải. Lo lắng, nhiều lần chị tự khám vú theo hướng dẫn nhưng không hề phát hiện thấy có u cục gì bất thường nên cũng không đi khám vì nghĩ nguyên nhân có thể là do chị đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Đến khi những cơn nhói đau liên tục hơn, chị mới tới bệnh viện K (Hà Nội) khám và được chỉ định chụp X- quang vú.

Sau khi chụp X- quang, hình ảnh cho thấy có một nhân rất bé ở ngực, chị hoảng hồn. May mắn, sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị chỉ bị viêm tuyến vú thông thường, sau khi uống thuốc thì tình trạng nhói đau ở vú không còn.   Theo TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, chụp X - quang tuyến vú là một phương pháp thăm khám sàng lọc, giúp phát hiện các nhân ung thư ở giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân chưa sờ thấy khối. Vì thế, ở nhiều quốc gia trên thế giới, chụp X - quang vú được đưa vào chương trình khám sàng lọc, chứ không phải đơn thuần có triệu chứng đau mới được chỉ định phương pháp này. “Cấu trúc tuyến vú được tia X ghi lại rất rõ ràng, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy trên hình ảnh X - quang các dấu hiệu nghi ngờ có khối u, dù nó còn rất nhỏ”, TS Thông nói.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nên chụp X - quang tuyến vú sàng lọc cho tất cả các phụ nữ từ 50 tuổi trở lên với tần suất 1 lần trong khoảng từ 1-2 năm. Còn với Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì áp dụng sàng lọc cho nhóm tuổi trẻ hơn, từ 40 tuổi.

Tại Việt Nam, X - quang tuyến vú được triển khai tại nhiều cơ sở y tế. Theo TS Thông, 2 phương pháp siêu âm vú và X - quang tuyến vú là một phương pháp khám sàng lọc quan trọng giúp phát hiện sớm khối u. Theo đó, với những phụ nữ dưới tuổi 40 mà không có các yếu tố gia đình làm tăng nguy cơ ung thư vú thì chỉ cần siêu âm vú định kỳ. Còn với phụ nữ sau tuổi 50, thì nên chụp X- quang tuyến vú, giúp ghi hình cấu trúc tuyến vú rõ nét để kịp thời phát hiện các nhân ung thư khi còn rất nhỏ.

Còn đối với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ thì cần được chụp X - quang vú sớm hơn 5 năm so với khuyến cáo. Theo đó, những người có nguy cơ là những người trong gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ béo phì, tiểu đường, không sinh con, không cho con bú. Chống chỉ định chụp X - quang tuyến vú chỉ mang tính chất tương đối trong những trường hợp viêm nhiễm tại chỗ.

Chụp X - quang tăng nguy cơ ung thư?

PGS.TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng khoa Y học hạt nhân và Ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, khá nhiều người tỏ ra e dè khi được bác sĩ tư vấn chụp X - quang tuyến vú vì lo ngại tia X tăng nguy cơ gây ung thư.

Về vấn đề này, PGS.TS Khoa khẳng định, chụp X - quang tuyến vú là an toàn, không gây nguy cơ ung thư như nhiều người lo ngại. “Với những thiết bị máy móc được đưa ra để sử dụng cho cộng đồng, chụp cho tất cả mọi lứa tuổi thì lượng tia X đã được tính toán kỹ, không thể gây ung thư. Với X - quang tuyến vú cũng vậy, một lượng nhỏ tia X không thể là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú”, TS Khoa nói.

Vì thế, với phụ nữ, đặc biệt là những người ở lứa tuổi mãn kinh, việc chụp X - quang sàng lọc phát hiện sớm các nhân ung thư ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa sờ thấy khối có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phát hiện, điều trị sớm ung thư vú (nếu có). PGS.TS Khoa cho biết thêm, chỉ định lứa tuổi để chụp X - quang tuyến vú là tương đối, còn với những phụ nữ tuổi càng cao thì thời gian chụp càng ngắn lại. Còn với những người có yếu tố gia đình, thì không nên căn cứ vào độ tuổi mà nên chụp sớm khi đó điều kiện. Thực tế điều trị cho thấy, nhiều phụ nữ tuy mới 30 - 35 tuổi nhưng đã được xác định bị ung thư vú.

Để được chụp X - quang tuyến vú một cách tốt nhất, giảm đau thì phụ nữ nên chọn giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Còn với nam giới, phụ nữ đã mãn kinh thì có thể chụp ở bất cứ giai đoạn nào thuận lợi nhất cho người bệnh.   Hồng Hải

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Trả lời thư bạn đọc số 64

Câu hỏi số 201:Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ giúp em 1 câu hỏi này với ạ: em bị chậm kinh 5 ngày, dùng que thử báo 2 vạch. Vì điều kiện gia đình nên em quyết định bỏ thai đi.