Thụ tinh trong ống nghiệm - những điều cần biết
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể. Với qui luật tự nhiên, chỉ có một tinh trùng chui được vào trứng và thụ tinh thành phôi. Tiến trình này được diễn ra trong phòng nuôi cấy. Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi phát triển trong một thời gian ngắn sau đó được chuyển vào buồng tử cung. Bệnh nhân được thử máu 2 tuần sau khi đặt phôi vào để xác định có thai hay không,
Đối tượng nào cần làm thụ tinh ống nghiệm (TTON)
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị dành cho những phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng. Phương pháp này cũng được dùng điều trị cho các cặp hiếm muộn không thể có thai với cách điều trị đơn giản hoặc những bệnh nhân lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung, bất thường rụng trứng, hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân, bất thường tinh trùng và các yếu tố miễn dịch.
ICSI là gì
ICSI là phương pháp tiêm một tinh trùng vào bào tương của mỗi trứng trưởng thành để làm trứng thụ tinh thành phôi. Tiến trình này được thực hiện trong phòng nuôi cấy.
Đối tượng nào cần làm ICSI?
ICSI được khuyên nên áp dụng phương pháp này cho những trường hợp tinh trùng chồng kém chất lượng hoặc bệnh nhân có bất thường thụ thai trước đó.
Tư vấn và cam kết qui trình điều trị
Bác sĩ lâm sàng sẽ tư vấn cho bệnh nhân, giải thích qui trình làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn có thể đưa ra các thắc mắc về qui trình điều trị, và các câu cần thiết để hỏi bác sĩ. Việc này giúp bạn hiểu thấu đáo mọi tiến trình sẽ được tiến hành như thế nào. Bạn cũng phải quyết định để xem xét các tiên lượng xấu có khả năng xảy ra như: không có trứng sau chọc hút, trứng không thụ tinh, chất lượng phôi kém,…
Hai vợ chồng ký một bản cam kết thỏa thuận làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này : IVF, ICSI, trữ phôi, rã phôi, chuyển phôi trữ ,…
Bạn cũng cần có một khu vực riêng tư để nhân viên tư vấn trong truờng hợp bạn cần được chia sẻ cảm xúc, ổn định tâm lý cũng như nhu cầu được chia sẻ cảm xúc lo lắng hoặc thất vọng với kết quả thất bại khi điều trị.
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÀM THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý lây truyền, bệnh lây nhiễm: HIV, Viêm gan siêu vi B, giang mai. Bạn sẽ được tư vấn tiêm ngừa rubella trước khi tiến hành làm Thụ tinh trong ống nghiệm. Chồng bạn sẽ làm các xét nghiệm trên và xét nghiệm phân tích tinh dịch đồ để xác định chất lượng, số lượng tinh trùng, và quyết định phương pháp tiến hành IVF hoặc ICSI.
QUI TRÌNH LÀM IVF/ ICSI
Qui trình làm IVF/ICSI tiến hành trên bệnh nhân đã đuợc kích thích buồng trứng nhằm thu được nhiều trứng và vì thế có cơ hội có thai cao hơn. Kích thích buồng trứng là thực hiện tiêm thuốc nội tiết Gnrh như Diphereline và gonadotrophin như Puregon, Gonal F, ... Có nhiều loại phác đồ điều trị để sử dụng cho bệnh nhân tùy theo từng trường hợp khác nhau.
1. Điều chỉnh thuốc kích thích buồng trứng và siêu âm theo dõi sự phát triển của nang noãn
a/ GnRHa
Thuốc được tiêm mỗi ngày để ngăn ngừa sự rụng trứng và bảo đảm cho những nang noãn phát triển đồng bộ. Thường thuốc được bắt đầu tiêm vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 21 của chu kỳ kinh và kéo dài trong 14 đến 20 ngày. Một số bệnh nhân có thể tiêm thuốc kéo dài ngày hơn. Thử máu, siêu âm theo dõi nang nõan để đảm bảo số nang nõan thứ cấp đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết. Khi nồng độ nội tiết đủ điều kiện, bạn sẽ đuợc tiêm gonadotrophin.
b/ Gonadotrophin
Gonadotrophin được tiêm dưới da mỗi ngày vào vùng da bụng dưới rốn để kích thích nang noãn phát triển.
Sau 6 ngày tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ được siêu âm xác định số nang noãn và kích thước nang. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc, theo dõi tiếp tục cho đến khi đủ số nang noãn trưởng thành.
Bạn sẽ được tiêm thuốc hCG kích thích rụng trứng và sau 36- 42 giờ, sẽ được chọc hút trứng.
2. Chuẩn bị tinh trùng
Trong khoảng thời gian tiêm thuốc, chồng bạn không cần kiêng giao hợp cho đến khi chọc hút trứng.
Vào ngày chọc hút trứng, chồng bạn đến bệnh viện để lấy mẫu tinh trùng.
3. Chọc hút trứng
Chọc hút trứng được làm tại phòng Thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng được lấy qua một kim chọc hút trứng gắn vào một bộ phận lắp kim của đầu dò âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Bạn sẽ được tiêm thuốc giảm đau và an thần nhẹ.
Sau chọc hút, bạn ở lại theo dõi tại viện khoảng 1-2 giờ cho tới khi ổn, về nhà.
Bạn cần phải biết rằng không phải tất cả số nang đều có được bao nhiêu đó số trứng, và số trứng thu được không phải tất cả đều thụ tinh thành phôi .
Cần nhịn đói vào sáng ngày chọc hút trứng để cần dùng thuốc gây mê nhẹ cho bạn.
4. Sự thụ tinh
a/IVF- Thụ tinh trong ống nghiệm
Tinh trùng sau khi chuẩn bị lọc rửa được đặt vào đĩa nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho gặp trứng vừa chọc hút được trong ngày để tiến trình thụ tinh xảy ra tự nhiên. Ngày tiếp theo nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra sự thụ tinh. Có khỏang 10% xảy ra hiện tượng không thụ tinh.bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện thực hiện chuyển phôi nếu bạn có phôi thụ tinh.
b/ICSI- Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
ICSI sẽ được tiến hành vào ngày chọc hút trứng. Tinh trùng sẽ được lấy vào một kim đặc biệt, sau đó mỗi tinh trùng được tiêm vàobào tương mỗi trứng. Ngày hôm sau sẽ kiểm tra sự thụ tinh. Nếu có phôi thụ tinh, bạn sẽ được thông báo đến bệnh viện để thực hiện việc chuyển phôi.
5. Chuyển phôi
2-3 ngày sau khi chọc hút trứng, bạn sẽ đến bệnh viện để được chưyển phôi vào buồng tử cung. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và không gây đau đớn. Thông thường bạn đuợc chuyển vào 3-4 phôi. Có thể có ít phôi hơn nếu bạn không có nhiều trứng hoặc số phôi được thụ tinh không nhiều. Sau chuyển phôi bạn có thể đi về nhà ngay, không cần nằm viện. Bạn sẽ được cho toa thuốc nội tiết hỗ trợ để tăng cơ hội làm tổ của phôi.
Không bắt buộc phải kiêng giao hợp trong giai đọan này.
6. Trữ lạnh phôi
Một số bệnh nhân có thể có được những phôi chất lượng rất tốt và những phôi dư này sẽ được trữ lạnh đề sử dụng sau này. Khi đó bệnh nhân không cần phải dùng thuốc kích thích buồng trứng và chọc hút trứng lại mà sẽ đuợc rã phôi đông lạnh này ra để chuyển vào buồng tử cung.
7. Thử thai
Bạn sẽ đến bệnh viện 14 ngày sau chuyển phôi để xét nghiệm máu thử xem có thai hay không. Nếu có ra huyết âm đạo vào khoảng thời gian này bạn cũng được khuyên nên đến xét nghiệm máu để biết chắc chắn có thai hay không để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu xác định bạn có thai, bạn sẽ được cho toa thuốc dưỡng thai và hẹn siêu âm 3 tuần sau đó để xác định có tim thai hay chưa (gọi là thai lâm sàng) và được hướng dẫn điều trị.
CÁCTHÔNG TIN CẦN BIẾT
- Tỉ lệ thành công có thai lâm sàng là 28-30% mỗi chu kỳ điều trị.
- Tỉ lệ có thai từ chuyển phôi trữ là 35- 38%.
- Tỉ lệ có thai ở phụ nữ độ tuổi dưới 35 cao hơn sau 35 tuổi. Tuy nhiên cơ hội thành công của bạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Hoãn chu kỳ điều trị do nhiều nguyên nhân như: bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém với thuốc. Tỉ lệ này khoảng 10%, nếu tuổi càng lớn tỉ lệ này càng cao.
2. Hội chứng quá kích buồng trứng: xảy ra khi bệnh nhân đáp ứng với thuốc làm tăng quá mức số nang noãn của buồng trứng, phải ngưng qui trình điều trị. Tỉ lệ quá kích buồng trứng nặng khoảng 1%.
3. Tỉ lệ sẩy thai khoảng 16%. Tỉ lệ thai ngòai tử cung khỏang 5%.
4. Tỉ lệ đa thai phải giảm thai khoảng 6%
5. Nguy cơ trong lúc chọc hút trứng rất hiếm, khoảng 0.1%. Vì thao tác chọc hút dùng kim đâm vào buồng trứng có thể xảy ra tình trạng chảy máu từ điểm đâm kim trên buồng trứng, tử cung và mạch máu …có thể tổn thương ruột, nội tạng gây xuất huyết nội, v.v… Trong trường hợp đó cần phải điều trị tích cực, cấp cứu kịp thời.
Trong 9 tháng thai kì, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng quyết định an toàn sức khỏe của mẹ và em bé. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn; dùng nhiều trái cây, các loại hạt; uống sữa…
Câu hỏi số 165:Chào bác sĩ. cháu đang là sinh viên, do kinh nguyệt của cháu không đều, mà tháng này cháu bi chậm gần 3 tuần, cháu rất lo lắng,không biết có bị lam sao không .