Trả lời thư bạn đọc số 26

Câu hỏi số 59: Chào Bác sĩ. Thưa bác sĩ cho cháu hỏi là nếu đi khám rối loạn kinh nguyệt (rong kinh) thì cần khám những gì ạ, phụ nữ chưa có gia đình thì khám như thế nào ạ?

Câu hỏi số 59:

Chào Bác sĩ. Thưa bác sĩ cho cháu hỏi là nếu đi khám rối loạn kinh nguyệt (rong kinh) thì cần khám những gì ạ, phụ nữ chưa có gia đình thì khám như thế nào ạ?

Trả lời:

Khi có rối loạn kinh nguyệt (dù đã có gia đình hay chưa, cụ thể là đã có quan hệ tình dục chưa?) nên đi khám ngay. Khi cháu chưa có quan hệ tình dục, bác sỹ sẽ có cách khám riêng không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục (không ảnh hưởng đến màng trinh). Cháu có thể được siêu âm, xét nghiệm máu, khám xác định có khối u của tử cung và buồng trứng hay không bằng cách khám qua trực tràng. Cháu không phải lo lắng gì đâu, nên đi khám ngay nhé.

Câu hỏi số 60:

có trường hợp nào thai dưới 7tuần không được phá bằng thuốc không ạ?

Trả lời:

Phá thai bằng thuốc có thể chỉ định sớm nhất cho thai 5 tuần (chậm kinh khoảng 5 - 7 ngày) nếu siêu âm chắc chắn có túi ối trong buồng tử cung.

Còn nếu có các chống chỉ định như mổ đẻ cũ, bệnh lý mẹ … thì không được phá bằng thuốc.

Câu hỏi số 61:

Thưa bác sỹ! Cháu mới sinh em bé được 2 tháng. nhưng hiện nay âm đạo cháu rất khô, khi gần chồng rất khó chịu và đau rát. vậy cháu có bị làm sao không. cháu có thể dùng gel bôi trơn được không? ( cháu đang uống thuốc tránh thai cho con bú thì dùng gel bôi trơi có ảnh hưởng gì không ạ? ) cháu đang rất lo lắng kính mong BS tư vấn giúp cháu ạ

Trả lời:

Sau đẻ 2 tháng, cháu nên đi khám phụ khoa, các bác sỹ khám xem cháu có bị viêm nhiễm âm đạo hay không vì viêm âm đạo cũng là một lý do gây giao hợp đau, rát, ít tiết dịch.

Cháu không nên tự ý mua gel về bôi trơn âm đạo. Khi đi khám các bác sỹ sẽ tư vấn cho cháu cụ thể hơn.

Câu hỏi số 62:

Chaú xin chào các bác sỹ, cháu có một câu hỏi muốn nhờ các chuyên gia giải đáp giúp. Cháu năm nay 24 tuổi, chồng cháu 30 tuổi, đã lấy chồng được gần 10 tháng, trong 6 tháng đầu, vợ chồng cháu không dùng biện pháp tránh thai nào, tuần suất quan hệ là khoảng 3-4 lần/tuần nhưng vẫn không có thai. Sau đó, nghe lời khuyên của bạn bè, cháu đã đi tiêm phòng rubella, sởi, thủy đậu,cúm và vừa hết thời gian kiêng (vì tiêm thuốc là 3 tháng). Cách đây khoảng 2 tuần, cháu có hiện tưởng tiểu buốt, và vừa đi khám ở viện 108, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu đều tốt (bác sĩ kết luận), nhưng phát hiện "ở tử cung, thành sau có khối tăng âm kích thước 9x23mm". Bác sĩ có giải thích đó là khối nhân sơ tử cung và yêu cầu đi khám chuyên khỏa ở viện Phụ sản trung ương trước khi đưa ra các biện pháp điều trị. sau khi tìm hiểu, em biết nhân sơ tử cung có thể là nguyên nhân gây ra việc chậm có con của vợ chồng cháu. Hiện giờ cháu rất hoang mang và lo lắng, xin các bác sỹ tư vấn cho cháu nhân sơ tử cung của cháu là nhỏ hay lớn? biện pháp điều trị là như thế nào, nếu mổ để giải quyết triệt để thì có phải đợi 3 năm rồi mới được có em bé không? thời gian ngắn nhất cho phép sinh con (mổ đẻ) sau khi phẫu thuật xử lý u sơ là bao lâu?(chúng cháu đang rất mong có con). Cháu xin cảm ơn. ...

Trả lời:

Sau khi kết hôn, nếu có cuộc sống quan hệ vợ chồng bình thường, 10 tháng chưa có thai, cháu nên đi khám 2 vợ chồng để tìm nguyên nhân gây chậm có con. Nếu siêu âm, ở tử cung có nhân xơ nhỏ <3cm (như cháu tả) nhiều khi không ảnh hưởng đến việc có thai. Trên thực tế có nhiều phụ nữ có u xơ to vẫn có thai. Trường hợp của cháu chưa phải phẫu thuật. Cháu đừng nên lo lắng quá. Nên đi khám sớm để được tư vấn đầy đủ.

Câu hỏi số 63:

*: Chào bác sĩ! Em vừa tiêm phòng xong mũi thứ 3 viêm gan B thì phát hiện mình có thai được 2 tuần. Bác sĩ làm ơn cho em hỏi chuyện tiêm phòng viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Em đang rất lo lắng Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Trả lời:

Trong thời gian đang tiêm phòng viêm gan B, em có thai 2 tuần? Chúng tôi không biết cụ thể tình trạng thai của em, vì trên thực tế thai 5 tuần mới siêu âm thấy túi ối trong buồng tử cung. Thai mới 2 tuần, làm sao khẳng định có thai được.

Em nên đi khám sản phụ khoa ngay và xin ý kiến của nơi em tiêm phòng. Vì có loại vắcxin không ảnh hưởng nhiều vẫn để thai được.

BS. Nguyễn Thị Hồng Minh

Trung tâm tư vấn SKSS và KHHGĐ

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Câu hỏi: Cơ quan sinh dục nữ bao gồm những gì?

Trả lời:Cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong sinh sản