Câu hỏi số 109:chào bác sĩ!những tháng trước kinh nguyệt của cháu vẫn đều, tháng 8 vừa rồi cháu có kinh vào ngày 27 nhưng bây giờ là tháng 10 rồi mà cháu vãn chưa có. như vậy có bị làm sao không thưa bác sĩ?
Câu hỏi số 109:
Chào bác sĩ!những tháng trước kinh nguyệt của cháu vẫn đều, tháng 8 vừa rồi cháu có kinh vào ngày 27 nhưng bây giờ là tháng 10 rồi mà cháu vãn chưa có. như vậy có bị làm sao không thưa bác sĩ? cháu không quan hệ tình dục mà bị chậm kinh cháu rất mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. xin cám ơn!
phan nhan
Trả lời:
Vì bạn cung cấp thông tin chưa đầy đủ, chẳng hạn như bạn thấy kinh từ khi nào, từ khi bắt đầu thấy kinh đến tháng 8 vừa rồi kinh có đều hay không, bạn đã bao giờ bị chậm kinh như vậy chưa, ngoài vấn đề chậm kinh ra có kèm theo vấn đề gì khác không (chẳng hạn có mắc bệnh gì không, có dùng thuốc gì không, công việc có căng thẳng hay không …). Chính vì vậy, tôi chỉ có thể trả lời một cách chung chung như sau: kinh nguyệt không đều là khi các vòng kinh dài ngắn chênh nhau trên 7 ngày. Ví dụ có vòng kinh 25 ngày, có vòng kinh 33 ngày, có vòng kinh 41 ngày… Nếu từ trước đến nay kinh nguyệt của bạn vẫn đều thì sau 3 tháng không có kinh trở lại, lúc đó mới gọi là vô kinh 2. Vô kinh do rất nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân hay gặp là: Buồng trứng đa nang, do dinh dưỡng, chuyển hóa; do thuốc tránh thai; do rối loạn nội tiết hay do dính buồng tử cung.
Do đó nếu bạn lo lắng nên đến cơ sở sản khoa khám để tìm nguyên nhân chậm kinh.
Chúc bạn khỏe, hạnh phúc.
TS. Vũ Văn Du
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Câu hỏi số 110:
Chào bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi. cháu đang rất bối rối và lo lăng về hiện tượng mà cháu gặp phải đó là: kinh nguyệt của cháu thì đều nhưng cháu thấy 3 tháng nay kinh nguyệt của cháu ko được nhiều và theo cháu quan sát thì việc trứng rụng ít dần và ko nhiều mà nó như là lớp dịch nhầy thôi. cháu đã có gia đình chúng cháu không dùng biện pháp tránh mà vẫn không có.giờ cháu thấy rất lo
trinh thi huong
Trả lời:
Kinh nguyệt của cháu thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do bệnh lý thực thể tại cơ quan sinh dục, do thay đổi về nội tiết sinh dục hoặc do tâm lý căng thẳng, sức ép công việc …
Còn việc rụng trứng nếu tự quan sát thường không chính xác mà phải đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm hoặc siêu âm hỗ trợ mới khẳng định được. Vì vậy cháu nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.
Ths. Nguyễn Lan Hương
Khoa khám bệnh
Câu hỏi số 111:
Thưa Bác sỹ!Cháu năm nay 23tuổi đã có gia đình. Cháu có kinh từ năm 14tuổi sau 1 năm đầu thì kinh nguyệt của cháu không đều cứ 2,3 tháng mới có 1 lần. Trong những năm học PTTH cháu có đến viện PSTW khám nhiều lần, kết quả siêu âm đều bình thường và các bác sỹ đều kê cho cháu uống Diane 35 trong 3 tháng sau đó ngừng uống,nhưng kinh nguyệt vẫn không đều lại. Giờ cháu cũng đang khám và điều trị tại PK56, mới gần đây nhất là ngày 12/9 bác sỹ chuẩn đoán cháu bị buồng trứng đa nang và cho cháu dùng thuốc Duphaston vỉ 20v ngày uống 2v,bác sỹ dặn cháu uống hết thuốc sạch kinh đến khám lại. Lần khám tiếp theo vào ngày 3/10 bác sỹ bảo cháu bị viêm âm đạo và thuốc cho cháu uống. Vợ chồng cháu cũng mới cưới được 2 tháng,mà chồng cháu lại rất mong có con,do công việc chồng cháu chỉ về nhà vào cuối tuần. Thấy kinh nguyệt của mình không đều nên cháu chủ động đi khám trước, cháu vẫn chưa dám nói chuyện gì với chồng về vấn đề của mình nên cháu càng thấy buồn và lo lắng. Bác sỹ cho cháu hỏi là bệnh buồng trứng đa nang có khó chữa không ạ? và trình tự điều trị như thế nào ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn ! ...
Thạch Thị Minh Huyền
Trả lời:
Bệnh buồng trứng đa nang là một bệnh hay gặp, là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn kinh nguyệt và vô sinh do không phóng noãn.
Hiện nay hội chứng buồng trứng đa nang có thể điều trị được để có thai bằng dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để kích thích phát triển nang noãn. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không kết quả nên mổ nội soi để đốt điểm 2 buồng trứng (drilling).
Câu hỏi số 112:
Em xin phep hoi co phuong phap nao tach tinh trung x va y ra de dua vao am dao ng vo de co con trai hay gai 1 cach tuyet doi ko a?
vu thi mai
Trả lời:
Hiện nay ở Việt Nam chưa có phương pháp nào có thể tách tinh trùng X và Y ra để đưa vào âm đạo giúp cho việc sinh con theo ý muốn.
TS. Nguyễn Thành Khiêm
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 16: Vo chau bi chua trung vua moi nao song dang tro ket qua sinh tiet chau hoi bac sy la vo chau lieu co phai nao lan nua khong va co anh huong den kha nang co con sau nay khong