Trả lời thư bạn đọc số 68

Câu hỏi số 217: Chào các Bác Sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi vợ cháu 26 tuổi cháu có 1 bé gải năm nay 2 tuổi khoẻ mạnh, phát triển bình thường.

Câu hỏi số 217:

Chào các Bác Sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi vợ cháu 26 tuổi cháu có 1 bé gải năm nay 2 tuổi khoẻ mạnh, phát triển bình thường. Hiện tại cháu đang có 1 bé được16- 17 tuần tuổi, những siêu âm ở tuần thứ 12 chiều dày da gáy bé các bác sĩ bảo bình thường (dưới 2.5mm). Ở tuần thứ 16 cháu có siêu âm cho cháu thấy có một vào kén nhỏ ở đám rối mạch mạc (dưới 3mm) và được BS cho chỉ định làm Tripble test cháu cho đi làm tại TTY Tế Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày 20/12/2011nơi cháu làm việc được PSG. TS Trần Thị Thanh Hương trả lời kết quả cho cháu vào ngày 22/12/2011 là Hội Chứng DOWN của con cháu là 1/65 và BS. Hương có hỏi về chu kỳ kinh của vợ cháu là bao nhiêu? vợ cháu bảo chu kỳ kinh không đều thường là 28 ngày. BS. Hương yêu cầu cháu đi lên BV Phụ Sản TW chọc ối chuần đoán DOWN. Ngày 23/12/2011 cháu cho vợ cháu lên BV Phụ Sản TW khám, cháu có hỏi các BS khám và siêu âm đồng thời đưa các kết quả cho BS xem các BS đều bảo hiện tai con cháu phát triển bình thường. Trên Hình Ảnh Siêu âm không thấy di tật thai nhi của con cháu (ĐK L­ưỡng đỉnh (BPD) : 36 mm. Chu vi đầu (HC): 126 mm. Đ­ường kính tr­ước sau bụng (APTD): 33 mm. Đ­ường kính ngang bụng (TTD): 35 mm. Khoảng cách chẩm trán : 44 mm, Chiều dài x­ương mũi: 4.1 mm. Kích th­ớc não thất bên: 5 mm, Đ­ường kính ngang tiểu não: 16 mm, Kích th­ước hố sau: 3.2 mm).Cháu xin làm lại xét nghiệm Tripble test tại Bệnh Viện Phụ Sản TW ngày thứ 3 tới mới có KQ. Cháu xin được hỏi các BS là: vợ cháu có phải trọc ối làm xét nghiệm hay không? Nếu phải chọc ối có ảnh hưởng gì đến con vợ và con cháu không a? Xét nghiệm Tripble test có khi nào cho kết quả sai không vì trên hình ảnh siêu âm các bs ở BV Phụ Sản TW cũng đều không thấy dị tật và thai nhi vẫn phát triển bình thường. Cháu xin cảm ơn các BS và rất mong nhận được hồi âm của các BS cho vợ chồng cháu và gia đình an tâm. ...

[email protected]

Nguyễn Anh Phúc

Trả lời:

Nếu kết quả Triple test là 1/65 với nguy cơ Down thì nên chọc ối để xác định chẩn đoán có mắc Down hay không. Chọc ối có 1 tỷ lệ rất nhỏ gây nhiễm trùng hoặc dọa sảy thai, sảy thai ... tuy nhiên nó là 1 việc làm cần thiết trong sàng lọc trước sinh.

XN Triple test là 1 trong các thăm dò để chẩn đoán trước sinh nên không thể kết luận chỉ dựa vào kết quả triple test được.

Chúc gia đình cháu mẹ tròn con vuông.

Bs. Phạm Hải Hà

Khoa phụ nội tiết

Câu hỏi số 218:

Em bị viêm âm đạo đã điều trị bằng đường thuốc uống và viên đặt âm đạo nhưng vẫn thấy đau bụng dưới. Như vậy sẽ nguy hiểm như thé nào, muốn khám tai bệnh viện Phụ sản trung ương có được không.

[email protected]

 Hà Thị Phương

Trả lời:

Đau bụng dưới có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nếu do nguyên nhân phụ khoa mời em đến khám tại Bệnh viện Phụ sản TƯ để điều trị. Sau khi loại trừ nguyên nhân phụ khoa mà còn đau bụng thì phải khám tổng thể để tìm nguyên nhân điều trị.

Câu hỏi số 219:

Em dang bi viem am dao (Bach cau ++ va Truc khuan Gram(+):++). Em bi viem nhu vay co mo noi soi tham do buong tu cung duoc khong?

[email protected]

Duong Thanh Nga

Trả lời:

Em đang bị viêm âm đạo cần điều trị trước khi thăm dò buồng tử cung tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

Nếu trong kết quả soi tươi có trực khuẩn Gram(+) là vi khuẩn có lợi không đáng ngại. Còn tùy thuộc vào một số các mầm bệnh có hay không?

Câu hỏi số 220:

Em và chồng em lấy nhau được hơn 1 năm. Vừa rồi 2 vợ chồng có quan hệ. Chồng em có cho ngón tay vào trong âm đạo của em vaem bị chảy máu âm đạo mà không hề đau. Xin bác sĩ cho em hỏi như thế có sao không ạ? có viêm nhiễm gì không? Vì sao lại chảy máu ạ. Có phải do móng tay của chồng em không? Xin bác sĩ giải đáp cho em.

 [email protected]

Trần Thúy

Trả lời:

Em bị chảy máu có thể do tổn thương xây xát vùng niêm mạc âm đạo, cổ tử cung nhất là nếu em có bị viêm cổ tử cung. Em cần đến bác sĩ phụ khoa khám kiểm tra để khẳng định, nếu cần thiết phải điều trị nên điều trị sớm.

PGS. TS. Đặng Minh Nguyệt

Khoa sản bệnh lý

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn