Ngày 3/4, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viên Phụ sản TW cho biết, trước thông tin dư luận lo ngại việc thai phụ đang theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai hay những vùng đang có dịch khó tiếp cận điều trị, Bệnh viện Phụ sản TW khẳng định không từ chố
Sàng lọc chặt từ cổng vào, thực hiện khai báo y tế tất cả mọi người vào Bệnh viện
Thông thường Bệnh viện Phụ sản TW có hai cổng vào, ngoài ra còn có khu khám bệnh 56 Hai Bà Trưng nên người bệnh, người nhà bệnh nhân có thể vào bất kỳ cổng nào để thăm khám, tuy nhiên một tuần trở lại đây, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện, Bệnh viện Phụ sản TW đã tiến hành sàng lọc kĩ tất cả mọi đối tượng, từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào viện.
Theo đó, bệnh viện tổ chức lối đi riêng biệt dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 100% người qua cổng sẽ được đo bằng máy đo thân nhiệt cảm ứng, phun khử khuẩn đồ dùng cá nhân mang theo và thực hiện tờ khai y tế. Bệnh viện tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh. Bệnh viện truyền thông rộng rãi cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế bằng cách in tờ rơi, poster, phát loa hàng ngày từ 6h sáng, trên Fanpage hay website của Bệnh viện
PGS.TS Trần Danh Cường: Bệnh viện Phụ sản TW không nằm trong danh sách các bệnh viện trực tiếp chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, nhưng bệnh viện luôn chủ động ngay từ những ngày đầu có dịch
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết, trong trường hợp thai phụ đến từ vùng có dịch, như có đến BV Bạch Mai từ ngày 10- 27/3, thai phụ có yếu tố dịch tễ... chúng tôi vẫn tiếp nhận điều trị với lối đi riêng, khu khám riêng, khu đẻ/mổ đẻ riêng biệt.
“ Khi sinh, trẻ sơ sinh được chuyển lên khu sơ sinh nhưng được tổ chức riêng biệt. Y bác sĩ tại khu vực khám riêng này cũng được trang bị phương tiện bảo hộ đặc biệt để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19”- PGS.TS Trần Danh Cường cho biết
Giám đốc Trần Danh Cường cho biết thêm, Bệnh viện Phụ sản TW không nằm trong danh sách các bệnh viện trực tiếp chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, nhưng bệnh viện luôn chủ động ngay từ những ngày đầu có dịch. Ban Giám đốc đã họp bàn và đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, tổ chức đội phản ứng nhanh để kịp thời chi viện cho tuyến dưới khi cần có sự hỗ trợ chuyên môn. Đồng thời, Bệnh viện Phụ sản TW
Ngay từ trước Tết Nguyên đán, Bệnh viện đã bố trí 01 phòng cách ly tại khu vực phòng khám đảm bảo riêng biệt, thuận tiện cho việc tiếp nhận cũng như di chuyển người bệnh. Ngoài ra còn bố trí phòng cách ly tại khoa sản nhiễm khuẩn. Thực hiện nghiêm túc, triệt để các biện pháp phòng chống dịch như đúng với Chỉ thị của Thủ tướng và Bộ Y tế “ Chống dịch như chống giặc”
Đo nhiệt độ người bệnh trước khi vào thăm khám tại cổng duy nhất đã phân luồng tiếp đón bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
“Các ca nghi ngờ, có yếu tố dịch tễ Bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị như bình thường. Còn trong trường hợp bệnh nhân là thai phụ được khẳng định mắc COVID-19, theo phân công của Bộ Y tế những trường hợp này sẽ được theo dõi sinh nở tại BV Đa khoa Đức Giang"- PGS.TS Trần Danh Cường thông tin
Cấp mũ chắn giọt bắn cho người bệnh
Ngoài ra, để chống dịch triệt để trong 15 ngày vàng giãn cách xã hội, Bệnh viện cũng trang bị kỹ phương tiện bảo hộ cho cả nhân viên y tế và người bệnh.
"Chỉ trong 3 ngày, bệnh viện tự sản xuất 1700 mũ chắn hạt bắn nước bọt cung cấp cho nhân viên y tế, bệnh nhân, với giá thành chỉ bằng 1/6 chi phí nếu đi mua. Chúng tôi sử dụng tối đa những công cụ ngăn cản lây lan trong cộng đồng hẹp, có ý nghĩa rất quan trọng. Những người làm ở tuyến đầu, như sàng lọc ở khu vực cổng vào, khám bệnh nhân đều được khuyến khích đeo bên ngoài khẩu trang.
Người nhà bệnh nhân làm tờ khai y tế trước khi vào Bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản TW cũng thực hiện triệt để mỗi bệnh nhân chỉ 1 người nhà chăm sóc, với thẻ ghi rõ tên tuổi, khoa phòng, thời hạn sử dụng. Trong thời gian này, BV cũng không cho người nhà vào thăm bệnh nhân từng đoàn.
Bệnh viện cũng yêu cầu 100% viên chức đeo khẩu trang, khai báo y tế hàng ngày. Người nào có yếu tố nghi ngờ sẽ khai báo từ xa, gọi điện đến trước để được hướng dẫn.
Bệnh viện cũng khuyến khích nghỉ luân phiên một số phòng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, một số phòng chức năng, để giảm bớt số người trong bệnh viện. Đồng thời thường xuyên thực hiện khử khuẩn nơi công cộng, ở khu vực ngồi chờ, khuyến cáo bệnh nhân ngồi cách xa 2m, trang bị nước rửa tay khắp các khu vực trong bệnh viện.
Theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện luôn làm chặt chẽ mọi bước theo khuyến cáo của Bộ Y tế để ngăn ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp chẳng may một bệnh nhân nguy cơ sau phát hiện dương tính thì sẽ có kịch bản cách ly cục bộ ngay khu vực để xử lý
Cấp cứu kịp thời ca bệnh sản phụ mắc bệnh nguy hiểm
PGS.TS Trần Danh Cường tặng mũ bảo hộ cho bệnh nhân đang nằm viện điều trị
"Các bệnh viện đều đang áp dụng các biện pháp sàng lọc tốt nhất, tránh lây chéo. Những người có bệnh vẫn phải đi khám để không bị bệnh tật đe doạ sức khoẻ. Ngay như tại Bệnh viện Bạch Mai cũng phải tổ chức tiếp nhận lại bệnh nhân nặng. Trong sản khoa, nếu tiền sản giật, huyết áp cao, rỉ ối... đều rất nguy hiểm và không thể trì hoãn đi khám", PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ.
Tối ngày 2/4, Bệnh viện Phụ sản TW vừa cấp cứu thành công trường hợp thai phụ hạ tiểu cầu từ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình chuyển lên. Khi sản phụ được đưa tới bệnh viện, tiểu cầu chỉ còn khoảng 10 nghìn (bình thường tiểu cầu từ 100 nghìn, thường là 130-140 nghìn).
“Thai phụ mắc tiểu cầu vô căn trong thai nghén gây nguy cơ chảy máu rất lớn, nước ối gần cạn hết đã được bệnh viện xử lý luôn, thai phụ được mổ lấy con an toàn. Nguy cơ chảy máu của thai phụ cũng được kiểm soát do được truyền tiểu cầu, chuẩn bị sẵn các phương án khi phẫu thuật"- PGS.TS Trần Danh Cường kể lại.
Đồng chí Nguyễn Huy Tuấn- Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Phụ sản TW tặng mũ bảo hộ cho bệnh nhân nằm viện
Hiện tại, số lượng thai phụ đến bệnh viện khám giảm 2/3 do nhiều người dân lo ngại dịch bệnh. Nhưng với bệnh nhân nặng, bệnh nhân cần có sự theo dõi định kỳ vẫn cần phải đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Những trường hợp bình thường có thể giãn lịch khám. Những trường hợp nặng, đe doạ sản phụ như tiền sản giật nặng, những bệnh lý cấp cứu của sản phụ tuyến dưới vẫn cần chuyển đến viện.
Thái Bình
Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/