Không ít người mẹ bị chứng trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác sau sinh. Hiểu biết về trầm cảm sau sinh là bước quan trọng giúp người mẹ nhanh hồi phục và khỏe mạnh sau sinh.
‘Cơn buồn thoáng qua’ sau sinh
Khoảng 80% người mẹ xuất hiện “cơn buồn thoáng qua sau sinh”. Tức là trong vòng vài tuần đầu tiên sau sinh, người mẹ có những thay đổi trong tâm lý; chẳng hạn, bạn rất mau nước mắt, mệt mỏi và có cảm giác kiệt sức... Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng một vài ngày và không phải là chứng trầm cảm sau sinh.
Hiều về trầm cảm sau sinh
Theo Tổ chức hỗ trợ sau sinh quốc tế, có tới 15-20% người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Trong khi nhiều người nghĩ, xu hướng bị trầm cảm sau sinh thường là 6 tuần đầu tiên thì các nghiên cứu khẳng định, triệu chứng của trầm cảm sau sinh có thể xảy ra trong vòng 12 tháng sau sinh. Các triệu chứng có thể gồm:
- Cảm giác giận dữ, khó chịu.
- Thiếu quan tâm tới em bé.
- Giảm sự ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.
- Hay khóc và hay buồn.
- Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tuyệt vọng.
- Mất niềm vui và mất sự quan tâm tới những điều trước đây bạn thích.
- Có suy nghĩ làm hại tới con hoặc chính bạn. Nhóm nguy cơ: Nếu bạn có tiền sử trầm cảm hoặc lo âu thì bạn có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh. Nên nói chuyện với bác sĩ trong thời gian mang thai nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gì đó hoặc có rối nhiễu tâm lý.
Điều trị
Nếu bạn được chẩn đoán là mắc trầm cảm sau sinh, bạn và bác sĩ sẽ cùng trao đổi về quá trình trị liệu tốt nhất cho bạn. Điều này có thể gồm trị liệu tâm lý, thuốc hoặc nhập viện trong trường hợp nặng.
Quan trọng là bạn cần nhanh chóng tìm sự giúp đỡ nếu tâm trạng thất thường, nằm ngoài kiểm soát của bạn. Tuyệt đối không nên xấu hổ hoặc che giấu cảm xúc của bản thân. Theo M&B
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Tham gia bảo hiểm y tế là góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển.