Triển vọng điều trị ung thư bằng nam châm

Các tế bào ung thư có thể được đốt cháy bằng công nghệ mới, sử dụng từ trường của nam châm kết hợp với các phân tử ôxít sắt.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học London (Anh) đã phát triển thành công phương pháp đốt cháy các tế bào ung thư bằng cách đưa hạt phân tử ôxít sắt vào khối u và sau đó dùng từ trường của nam châm để đốt nóng những phân tử ôxít sắt.

Nhóm nghiên cứu đã tiến thành thí nghiệm trên những khối u ở chuột. Họ đã gắn các phân tử ôxít sắt siêu nhỏ vào các tế bào gốc. Các tế bào gốc này được đưa tới vị trí của khối u trong cơ thể. Sau đó, họ sử dụng từ trường của nam châm để làm những phân tử ôxít sắt chuyển động và tạo ra nhiệt lượng đốt cháy các tế bào ung thư.  

Hình các tế bào ung thư bám vào tế bào bình thường ở người trước khi điều trị.

"Nếu các tế bào ung thư được đốt nóng ở nhiệt độ lên tới 43 độ C, chúng sẽ bị chết. Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C. Vì thế, công nghệ sử dụng từ trường nam châm có thể dễ dàng tăng nhiệt độ tới mức có thể tiêu diệt các tế bào ung thư”, tiến sĩ Sam Janes, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên báo Telegraph.

Trong khi thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học có thể đốt nóng những phân tử ôxít sắt lên nhiệt độ tối đa là 60 độ C – cao hơn mức nhiệt độ có thể tiêu diệt tế bào ung thư rất nhiều. Vì thế, các nhà khoa học hy vọng phương pháp này có thể được phát triển trong điều trị bệnh ung thư phổi ở người trong tương lai gần.

“Chúng tôi vẫn đang ở những giai đoạn đầu của nghiên cứu, nhưng chúng tôi nghĩ rằng phương pháp này rất có triển vọng trong việc điều trị bệnh ung thư ở người”, tiến sĩ Sam Janes tin tưởng.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, ưu điểm của phương pháp điều trị ung thư bằng cách đốt cháy các tế bào ung thư so với phương pháp điều trị bằng hóa trị liệu hiện nay là không gây ra những phản ứng phụ và gây tổn tương các tế bào khỏe mạnh quanh khối u.

 Theo Vietnamnet

Hội thảo chuyên đề; cập nhật vai trò và ứng dụng AMH trong thực hành lâm sàng sản phụ khoa

Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, 

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài cấp Bộ Y Tế quản lý

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài

Đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác nước ngoài: