Với những y, bác sĩ phải trực cấp cứu ở các bệnh viện, không những ngày 30 mà ngay cả mùng 1, mùng 2 vẫn... chưa phải là Tết.
Tại khoa cấp cứu của các bệnh viện (BV) tuyến trên như Việt Đức, Bạch Mai, Huyết học và Truyền máu Trung ương, Nhiệt đới quốc gia..., mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường ngay cả trong những ngày Tết. Các y, bác sĩ vẫn phải căng mình vì những ca cấp cứu diễn ra đúng vào thời điểm không ai muốn.
Ăn Tết... sau Tết
Việt Đức là BV ngoại khoa đầu ngành, nơi tiếp nhận những ca cấp cứu do tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động, thương tích nặng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Càng gần Tết, khối lượng công việc của các y, bác sĩ nơi đây càng tăng lên chóng mặt. Thời điểm trước, trong và sau Tết là lúc số ca TNGT tăng vọt.
Bác sĩ Lê Việt Khánh, Khoa Cấp cứu, cho biết: “Ngày thường, chúng tôi tiếp nhận 100-150 ca/ngày nhưng trong mấy ngày Tết, số lượng lúc nào cũng phải từ 200 - 230 ca/ngày”.
TS - BS Nguyễn Cao Luận, Trưởng Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Bạch Mai, đã quen với việc trực tại bệnh viện trong những ngày Tết. |
Đã quen với việc chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm trong dịp Tết nhưng khi kể lại, nhiều bác sĩ vẫn không khỏi rùng mình.
“TNGT tăng vọt trong dịp Tết là hậu quả của những buổi liên hoan tất niên. Rất nhiều người vào viện trong tình trạng nguy kịch nhưng vẫn không ngừng nôn ra rượu, bia” - bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, BV Việt Đức, kể.
Chiều 30 Tết thường là một “khoảng lặng trước cơn bão” của khoa cấp cứu. Ngay từ sau thời điểm giao thừa, bệnh nhân bắt đầu dồn về tới tấp. Chỉ khoảng 1/4 số lượng y, bác sĩ của BV Việt Đức là được nghỉ Tết theo quy định của Nhà nước, số còn lại vẫn phải trực chiến và chấp nhận ăn Tết... sau Tết.
BV Nhiệt đới quốc gia là nơi y, bác sĩ thường xuyên được đặt trong tình trạng “phản ứng nhanh” vì hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiến dâng cho đời mùa Xuân nho nhỏ Nhiều năm nay, mùng 2 Tết luôn là ngày kỷ lục tiếp nhận bệnh nhân của BV Việt Đức. Bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh nhớ lại những ngày mùng 2 Tết từ khi vào BV công tác: “Đó luôn là ngày chúng tôi làm việc không kịp thở. TNGT rất nhiều. Nhiều vụ rất thương tâm và đau lòng”. Những BV tuyến trên cứ đến Tết lại quá tải vì các BV tuyến dưới nghỉ Tết dài ngày. “Rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh dồn về. Có nhiều ca, BV tuyến tỉnh hoàn toàn có thể xử lý được nhưng bệnh nhân nói BV tỉnh đã nghỉ Tết nên họ buộc phải tìm đến với chúng tôi. Vào giờ phút ấy, chẳng ai nỡ bảo bệnh nhân về” – bác sĩ Vinh nói. Có thể các y, bác sĩ không được ăn Tết như bao người khác nhưng chúng tôi nhận ra rằng họ đã lặng lẽ hiến dâng cho đời một mùa Xuân nho nhỏ. |
Đang có nguy cơ dịch cúm A/H1N1 bùng phát nên Tết này, lãnh đạo bệnh viện đã đặt toàn bộ nhân viên trong tình trạng “cảnh giác cao”. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Điều trị tích cực, Tết là quãng thời gian nhân viên y tế ở đây phải quay cuồng đối phó với dịch bệnh.
Nhiều người vẫn còn “sởn da gà” khi nhớ lại những ngày “nóng bỏng” đối phó với hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm. “Chưa năm nào dịch bệnh lại xảy ra nhiều như năm 2009.
Bắt đầu là dịch sởi, sau đó là viêm não, tả và cúm A/H1N1... Thậm chí, đã chiều 30 Tết nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo đến xét nghiệm cúm A/H1N1. Với chúng tôi, ba mươi chưa phải là Tết”- bác sĩ Cấp nhớ lại.
Quên mình phục vụ bệnh nhân
Nếu như đa phần bệnh nhân suy thận mãn không có Tết thì các bác sĩ của Khoa Thận nhân tạo BV Bạch Mai cũng chưa bao giờ được hưởng một cái Tết đúng nghĩa. Chiều 30 Tết, không khí làm việc vẫn diễn ra bình thường như bao ngày trong năm.
TS-BS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa, cho biết: “Sớm nhất là phải 19 giờ – 20 giờ ngày 30 Tết chúng tôi mới dọn dẹp xong để về nhà ăn bữa cơm tất niên. Đến mùng 2, mọi việc trở lại bình thường nhưng từ chiều mùng 1, chúng tôi đã phải vào BV để trực cấp cứu”.
Ba mươi năm công tác trong ngành y, bác sĩ Luận và rất nhiều thầy thuốc ở Khoa Thận nhân tạo đã quen với việc quên mình để phục vụ bệnh nhân vào dịp Tết.
Nỗi lo của các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là Tết đến phải tích trữ đủ số máu cho người bệnh cũng như cung cấp máu cho các BV lớn để phục vụ việc cấp cứu.
TS-BS Bạch Quốc Khánh, phó giám đốc viện, ưu tư: “Chúng tôi không lo thiếu máu, chỉ lo thiếu tiểu cầu. Thời gian nghỉ Tết năm nay là 8 ngày, trong khi tiểu cầu chỉ tồn tại được tối đa 5 ngày. Vì vậy, chắc chắn trong dịp Tết sẽ có nhiều y, bác sĩ của viện phải hiến máu”. Theo NLĐ
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam