Ngày nay, mối quan hệ giữa Stress và Vô sinh vẫn chưa được tìm hiểu kỹ. Câu hỏi được đặt ra là Stress liệu có thể gây vô sinh và liệu việc làm giảm thiểu sự lo lắng có thể làm tăng tỷ lệ mang thai hay không?
Theo kết quả cuả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Human Reproduction, tỷ lệ mang thai ở những cặp vợ chồng lạc quan và vui vẻ cao hơn hẳn so với những cặp luôn cảm thấy căng thẳng và lo sợ. Ông Allen Morgan, Bác sĩ Y Khoa, Giám đốc Viện Y khoa Sinh sản Shore ở Lakewood, cho rằng các hormone như Cortisol hay Epinephrine tăng lên và ở mức cao khi Stress. Ngoài ra, giảm Stress cũng giúp làm tăng lượng protein ở tử cung, cũng như làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, góp phần làm tăng tỷ lệ có thai.
Theo kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Fertility và Sterility (2005), những chuyên gia trường đại học California ở San Diego đã báo cáo rằng Stress đóng vai trò nhất định trong thành công của việc điều trị vô sinh, bao gồm cả IVF. Nhiều cặp IVF đã có lòng tin rằng tỷ lệ thành công tăng khi bệnh nhân lạc quan và thư giãn.
Sau khi thực hiện một loạt câu hỏi được thiết kế để đo mức độ Stress của bệnh nhân, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ có điểm cao nhất có tỷ lệ rụng trứng thấp hơn 20% so với những phụ nữ ít bị Stress hơn. Ngoài ra, ở những phụ nữ thường xuyên bị Stress, cơ hội thụ thai thấp hơn 20% so với những phụ nữ bình thường .
Stress và vô sinh thường có mối quan hệ tương tác với nhau, và chúng có thể làm cho tình trạng của bên kia xấu đi, như một vòng tròn. Nhiều cặp vô sinh, do Stress, bắt đầu đổ lỗi cho nhau. Những điều này làm tăng thêm Stress và vấn đề thêm nghiêm. Như một chuyên gia đã nói : “ Stress gây nên bệnh, bệnh làm Stress nặng hơn, và dẫn tới bệnh càng trầm trọng hơn!”
Dưới đây là bảng kiểm tra Stress. Bạn có thể tự kiểm tra!
Trả lời 20 câu hỏi: Có / Không
1. Bạn có thường bỏ bữa?
Có
Không
2. Bạn có thường cố gắng tự làm mọi việc?
Có
Không
3. Bạn có dễ bị mệt mỏi?
Có
Không
4. Bạn có thường đặt ra cho mình những mục tiêu không thực tế?
Có
Không
5. Bạn không cảm thấy vui trong những trường hợp thật sự buồn cười?
Có
Không
6. Bạn có dễ cáu gắt?
Có
Không
7. Bạn thường quan trọng hóa vấn đề?
Có
Không
8. Bạn có thường than phiền rằng bạn vô tổ chức?
Có
Không
9. Bạn thường giữ mọi chuyện trong lòng?
Có
Không
10. Bạn thường bỏ tập thể dục?
Có
Không
11. Bạn có thường tạo vài mối quan hệ thân thiết?
Có
Không
12. Bạn có quá ít thời gian nghỉ ngơi?
Có
Không
13. Bạn dễ giận khi phải chờ đợi?
Có
Không
14. Bạn thường lờ đi những triệu chứng Stress?
Có
Không
15. Bạn thường trì hoãn mọi việc?
Có
Không
16. Bạn có nghĩ rằng chỉ có một cách duy nhất để làm một việc nào đó?
Có
Không
17. Bạn có thường thất bại khi cố thư giãn mỗi ngày?
Có
Không
18. Bạn có thường than vãn về quá khứ?
Có
Không
19. Bạn có thường phải “chạy đua” với thời gian?
Có
Không
20. Bạn có khi nào cảm thấy không thể đối phó với tất cả những việc bạn phải làm?
Có
Không
Bảng điểm
Từ 1 – 6 điểm : Bạn gặp vài khó khăn!
7 – 12 điểm : Bạn kiểm soát khá tốt mọi việc.
13 – 17 điểm : Bạn đang ở giới hạn nguy hiểm. Hãy cẩn thận!
Trên 18 điểm : Bạn cần được giúp đỡ. Bạn đang Stress!!!
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Chiều ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp cùng Công ty Docquity tổ chức Hội thảo khoa học chuyên sâu với chủ đề “Giải pháp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam