Phòng - Ban

Phòng Quản lý chất lượng

Địa chỉ: Phòng 508, 510 - tầng 5 - nhà E - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Điện thoại: (+824)39346753

Email:  [email protected]

I. Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt đương nhiệm

        -Trưởng phòng: Ths.Bs Lê Thị Ngọc Hương

        - Phó trưởng phòng:  Ths.Bs Nông Minh Hoàng

        - Tổ trưởng công tác: CNĐD. Nguyễn Thị Yến Lê               

II. Tổ chức và nhân sự

  Tổng số: 09 nhân viên. Trong đó:

Thạc sỹ, Bác sỹ                          

02

Điều dưỡng chuyên khoa 1         

01

Cử nhân điều dưỡng                   

Thạc sỹ khác                              

Chuyên viên                               

03

02

01

 

   Tập thể phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022

III. Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển

Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập theo Quyết định số 1490/QĐ-BYT ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký.

IV. Chức năng

Là đơn vị đầu mối tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng Quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng và an toàn người bệnh trong toàn bệnh viện.

V. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Nhiệm vụ

Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý chất lượng và an toàn người bệnh để trình Giám đốc phê duyệt;

Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng;

Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sự cố y khoa bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và đề xuất giải pháp khắc phục;

Làm đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo và đề xuất giải pháp khắc phục đồng thời phối hợp với các đơn vịgiải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng người bệnh;

Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến quản lý chất lượng. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;

Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và bệnh viện.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.

Triển khai, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng. Nghiên cứu, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất lượng và an toàn người bệnh.

Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh.

Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;   

2. Quyền hạn

Kiểm tra và yêu cầu các đơn vị và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch quản lý chất lượng và an toàn người bệnh của bệnh viện.

Đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện các biện pháp khắc phục sau kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng và an toàn người bệnh.

VI. Phương hướng

Tiếp tục tham gia các lớp đào tạo, các khóa huấn luyện, các diễn đàn về Quản lý chất lượng. Ưu tiên tự đào tạo nhân viên các lĩnh vực quản lý chất lượng phù hợp với thực trạng bệnh viện, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện.

Lấy bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện làm kim chỉ nam cho các hoạt động quản lý và cải tiến chất lượng bệnh viện. Đặt mục tiêu điểm kiểm tra bệnh viện đạt từ Mức 4.0 trở lên.

Từng bước cải tiến chất lượng khối cận lâm sàng để tất cả các đơn vị đạt được Mức 3 theo bộ tiêu chí chất lượng phòng xét nghiệm y học và hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO.

Nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của Bộ Y tế về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh phù hợp với điều kiện và thực trạng bệnh viện.

Tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa các công tác quản lý chất lượng đã triển khai như 5S, chỉ số chất lượng, hệ thống bảng biển, đề án cải tiến chất lượng, các hoạt động an toàn người bệnh ...

Từng bước áp dụng bộ nhận diện thương hiệu vào toàn bộ các hoạt động của bệnh viện.

Đẩy mạnh công tác giám sát và cải tiến sau giám sát các hoạt động quản lý chất lượng