Trong trường hợp bị bệnh lý tim mạch, áp dụng các phương pháp điều trị như đặt stent, can thiệp mạch vành không mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tế bào gốc. Hiện đã có 6 bệnh nhân cho kết quả khả quan nhờ phương pháp mới nà
Ảnh chỉ có tính minh hoạ |
Trong trường hợp bị bệnh lý tim mạch, áp dụng các phương pháp điều trị như đặt stent, can thiệp mạch vành không mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tế bào gốc. Hiện đã có 6 bệnh nhân cho kết quả khả quan nhờ phương pháp mới này.
Vượt qua biến chứng suy tim
Tại bệnh viện Tim mạch quốc gia, đến nay đã có 6 bệnh nhân độ tuổi từ 43-67 được điều trị thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc và đều cho kết quả tốt, cải thiện được chỉ số chức năng co bóp tim ở những mức khác nhau.Cả 6 bệnh nhân này đều được bắt đầu điều trị từ năm 2007 bằng phương pháp tế bào gốc, trong khuôn khổ đề tài nhánh Điều trị thử nghiệm tế bào gốc trong một số bệnh lý về tim mạch của GS.TS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia. Những bệnh này được sử dụng tế bào gốc từ tuỷ xương của chính mình để điều trị phối hợp bệnh suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
TS. Phạm Mạnh Hùng, Bộmôn Tim mạch (Đại học Y HàNội), Viện Tim mạch quốc gia, cho biết: Cả 6 bệnh nhân này khi vào viện đều bị bệnh lý nhồi máu cơ tim và đều được điều trị bằng các biện pháp như can thiệp mạch vành, đặt stent… nhưng chức năng co bóp của tim không được cải thiện rõ rệt, vẫn chỉ ở mức 30-40% (chỉ số bình thường phải đạt 55%), vẫn còn dấu hiệu suy tim. Vì thế, khi các bác sĩ giải thích về phương pháp này, cả 6 bệnh nhân đã tự nguyện tham gia điều trị. Trải qua hơn2 năm, hiện có thể nói, mức độ cải thiện chức năng co bóp của tim đều khá lên ở các mức độ khác nhau.
Trong 6 bệnh nhân này,người có kết quả điều trị tốt nhất là PGS.TS N.Đ.San, Giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi nhập Viện Tim mạch quốc gia cấp cứu do bị nhồi máu cơ tim cấp, PGS San đã được các bác sĩ điều trị bằng can thiệp mạch vành, đặt stent, dùng thuốc phối hợp… nhưng sau điều trị, chỉ số chức năng co bóp tim của ông vẫn chỉ đạt 30% và tiên lượng diễn tiến bệnh sẽ ngày càng xấu đi, xuất hiện nguy cơ suy tim.
Sau khi chuyển sang điều trị bằng tiêm tế bào gốc được 6 tháng, chức năng co bóp tim của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Đến nay, sau hơn 2 năm sau điều trị, chỉ số chức năng co bóp cơ tim của ông đã ổn định ở khoảng trên 50%. Hiện sức khỏe PGS San hoàn toàn ổn định, sinh hoạt, lao động như một người bình thường.
Còn bệnh nhân N.T.Q (63 tuổi ở Hà Nội) trước khi được điều trị bằng tế bào gốc, tình trạng sức khỏe rất xấu do có biểu hiện suy tim nặng, đã từng nhập viện cấp cứu nhiều lần, chức năng cơ tim chỉ xấp xỉ 30%. Khi chuyển sang điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, chức năng cơ tim chưa được tốt ngay, nhưng sau một năm, chỉ số này đã tăng lên ở mức gần 40%.
Mở rộng nghiên cứu
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, cho biết: "Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tim mạch là một kỹ thuật điều trị mới nhất cho những tổn thương cơ tim không thể phục hồi ở Việt Nam. Trên thế giới, đã có nhiều nước đã thực hiện thành công liệu pháp điều trị này và ứng dụng thường xuyên".
Hiện nay, trên thếgiới, tếbào gốc đang được ứng dụng nghiên cứu ở nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau như nhồi máu cơ tim cấp, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh cơ tim giãn, bệnh động mạch chi dưới mạn tính… Các nhà khoa học vẫn còn có rất nhiều câu hỏi về liệu pháp tế bào gốc, như nó tốt nhất cho bệnh gì, chủng loại tế bào gốc, số lượng bao nhiêu, bệnh nào nên làm… Vì thế, trong năm 2010, Viện Tim mạch quốc gia sẽ mở rộng đề tài điều trị chống suy tim sau nhồi máu cơ tim bằng tế bào gốc trên khoảng trên 30 bệnh nhân, tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để có thể đưa ra những đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật này trong điều trị bệnh lý về tim.
Khi được mở rộng nghiên cứu, những bệnh nhân tim mạch sẽ có thêm cơ hội điều trị, nhất là với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Vì tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim là khoảng 10% tổng số bệnh nhân trong Viện Tim mạch quốc gia, trong đó có khoảng 10-20% bệnh nhân không cải thiện được chức năng tim sau khi được áp dụng các biện pháp thông thường.
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam